1 thg 6, 2021

Đa dạng Danh mục Đầu tư

Phân bổ Tài sản là cách mà nhà đầu tư quản lý rủi ro hệ thống (systematic risk, khác với systemic risk) khi có khủng hoảng kinh tế vì các lớp tài sản phản ứng khác nhau. Như gần đây là khủng hoảng 2007-2009, bất động sản, cổ phiếu te tua nhưng vàng, trái phiếu chính phủ Mỹ thì lại vượt bão ngon lành.

Chàng-Ngốc-Già
Phân bổ tài sản là dựa trên nguyên tắc đa dạng hóa danh mục. Nhưng đa dạng hóa có thể trong nhiều lớp tài sản, hay chỉ trong một lớp tài sản. Ví dụ, có người chỉ đầu tư vào trái phiếu, nhưng đa dạng hóa nhiều loại trái phiếu khác nhau, từ chính phủ xịn (Mỹ, Đức, Nhật) đến công ty xác sống (junk). Hoặc chỉ đầu tư vào cổ phiếu nhưng trộn lẫn tăng trưởng với giá trị, nhỏ với lớn. Hoặc chỉ khoái bất động sản, nhưng cocktail căn hộ, cửa hàng, kho bãi v.v..

Mục đích của đa dạng hóa là quản lý rủi ro phi-hệ thống, của một doanh nghiệp hay một ngành. Ví dụ có những giai đoạn doanh nghiệp nhỏ làm ăn ngon, nhưng có những giai đoạn thì chỉ doanh nghiệp lớn. Hoặc có giai đoạn chỉ một số ngành ngon. Ở Việt Nam mình thời gian qua là Bank-Chứng-Thép đó :).

Vì sao đa dạng thì lại giảm thiểu được rủi ro ?

Các bạn còn nhớ trong bài Phân Bổ Tài Sản đó, khi chọn tài sản bỏ vào danh mục, thì phải chọn những loại có mối tương quan ngược chiều nhau. Bởi vì giữa từng cặp đều có mối tương quan với nhau.

Ví dụ mình có 4 tài sản là A,B,C,D, thì sẽ có các cặp tương quan là sẽ là A-B; A-C, A-D, B-C, B-D, và C-D. Và đánh giá một danh mục là dựa trên hai tiêu chí: lợi nhuận và rủi ro.

Lúc này, lợi nhuận của danh mục bằng lợi nhuận trung bình. Ví dụ mỗi loại bằng nhau 25%, lợi nhuận là -10%,0%, 10% và 20% thì lợi nhuận của danh mục: 0.25%x(-10%) + 0.25%x0% + 0.25%x10% + 0.25%x20% = 4%

Nhưng rủi ro của danh mục không tính theo kiểu trung bình như vừa rồi được. Nó được tính dựa trên các yếu tố: tỷ trọng, rủi ro của từng tài sản, và hiệp phương sai (covariance) giữa từng cặp tài sản.

Về lý thuyết, khi số lượng tài sản tăng đến vô cùng, thì rủi ro của danh mục là trung bình hiệp phương sai giữa các tài sản nếu các tài sản có tỷ trọng bằng nhau. Nói nôm na là càng đa dạng, rủi ro càng thấp.

Bạn nào muốn tìm hiểu thêm thì đọc tiếng Anh Ở đây, và Ở đây

Đa dạng bao nhiêu ?

Cái này chắc ai cũng muốn hỏi :). Mà câu trả lời thì không có là duy nhất. Nhưng một nhà đầu tư cá nhân thì không thể cùng lúc đầu tư mấy trăm tài sản rồi !

Hát bài 5, 10, 15, 20 ? Một số chuyên gia đầu tư cho rằng từ 15 trở lên là không tăng thêm hiệu quả của việc giảm thiểu rủi ro, kiểu có tăng nhưng không đáng bao nhiêu.

Chàng-Ngốc-Già thì thấy cứ đội hình 5-3-2, 4-4-1-1, 4-5-1, hay 4-3-3 là ổn :), lạ hén vừa tròn 100%.

Ví dụ 40% cổ phiếu, 40% bất động sản, 10% vàng, 10% crypto :).

Như vậy, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư là nhằm giảm thiểu rủi ro. Nhưng cũng cần lưu ý, nếu đầu tư vào nhiều cổ phiếu trong một ngành thì không phải là đa dạng hóa đâu nghen.

Việc quản lý một danh mục đầu tư cũng cần theo dõi định kỳ, nếu có những biến động trên thị trường hay các mục tiêu của đầu tư như mức độ lời/lỗ sắp chạm đến mục tiêu ban đầu thì cần cân bằng lại danh mục như đã đề cập trong Mùa 1-Tập 2.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vui Lòng Lịch Sự & Chừng Mực, Cảm Ơn Bạn !