Trước hết là phải có một tài khoản, nó như là một cái kho để mình nhập hàng, trữ hàng, xuất hàng vậy đó. Nói vậy thì nhiều bạn có thể hình dung ra được là một người có thể có vài cái tài khoản khác nhau.
- Tài khoản chính, để giữ những khoản đầu tư dài hạn, quan trọng
- Tài khoản để mua bán ngắn hạn. Mà trong tài khoản ngắn hạn này còn có nhiều dạng khác nhau nữa: platform Neo, dạng các apps trên điện thoại, free phí giao dịch, có loại dùng riêng cho chứng khoán, có loại dùng riêng cho cryptocurrencies.
Mở tài khoản ở broker thì phải lưu ý các thể loại PHÍ, phí chìm phí nổi phí chơi trốn tìm :). Nhưng cũng cần lưu ý tiền nào của đó. Nếu mình cần các dịch vụ cung cấp dữ liệu, phân tích nhận định, nghiên cứu, các công cụ hỗ trợ cho việc trade (những bạn có level nhất định), dữ liệu thời gian thực ở các sàn trên thế giới v.v… thì phải trả tiền. Mà nhớ là chỉ TRẢ cho những dịch vụ gì mình cần, mình có sử dụng.
Ngày nay thì chuyện đặt lệnh qua điện thoại chắc cũng được vào sách đỏ, vì bây giờ mọi người chủ yếu online trên máy tính hoặc điện thoại. Nhưng mặt trái của mua bán chứng khoán online là dễ bị cám dỗ trade nhiều :).
Giờ thì mình nói đến 02 trường phái: Mua đi bán lại (Trade) và Mua để dành (Buy & Hold)
Ai đầu tư cũng muốn mua Thấp bán Cao ! Và trong đầu tư cổ phiếu thì có 2 cách
Mua đi bán lại aka. Trading, là nhắm đến những biến động của giá cổ phiếu trong ngắn hạn. Chẳng hạn tăng bao nhiêu % sẽ bán, giảm bao nhiêu % sẽ mua. Riêng trường hợp bán khống thì bán nếu kỳ vọng giá sẽ giảm.
Trading nếu lời, thì thấy ngay, nó làm mình sướng và lôi cuốn mình. Nhưng việc này có nhiều rủi ro như sau:
Trong trường hợp lỗ, tâm lý tiêu cực sẽ xuất hiện
Mua đi bán lại nhiều lần thì chi phí tăng rất ghê, cái này Chàng-Ngốc-Già đã có ví dụ trong post trước rồi. Phí chừng 0,2% là đã ê ẩm nếu bạn mua đi bán lại nhiều lần trong 01 năm.
Mua đi bán lại thì lợi nhuận sẽ bị đánh thuế “capital gains” trong năm. Nhiều loại cổ phiếu nếu giữ sau một số năm nhất định thì không hoặc thuế suất thấp. Cái này chưa thấy ở VN, Chàng-Ngốc-Già khi có dịp khuyến nghị chính sách đều đề cập.
Cũng cần phân biệt Trading với “day trading”, nghĩa là mua bán trong ngày. Day trading thì dành cho tay chuyên nhiều hơn, canh ở mức chênh lệch giá nhỏ trong ngày, nhưng giao dịch nhiều lần. Cái này thôi….bỏ qua vì không phải nội dung ở đây.
Trường phái thứ 02 là Mua để dành, gọi là “Long” và nắm trong một thời gian dài. Còn khái niệm dài thì chắc tùy người, 5 năm hay hơn ?
Mua và giữ thì chi phí giao dịch sẽ giảm đáng kể, một số trường hợp có lợi về thuế. Nhưng cái KHÓ trong chiến lược này là chọn ĐÚNG hàng.
Vì nếu không điều nghiên, trinh sát kỹ lưỡng thì chọn nhầm đối tượng, tình huống xấu là giá không tăng như mong đợi, bị mất chi phí cơ hội vì không mua cổ phiếu khác, giang hồ gọi là bị kẹp hàng. Tệ hơn nữa là cổ phiếu quay đầu, ngày càng trôi xa bờ :).
Vì vậy dù đã lựa chọn kỹ nhưng cũng có thể mắc phải sai lầm, ai cũng vậy kể cả những nhà đầu tư lâu năm. Nhưng sai thì sửa. Vì vậy việc theo dõi danh mục định kỳ là rất quan trọng. Đa dạng hóa danh mục, cân bằng lại (rebalance) danh mục định kỳ.
Chàng-Ngốc-Già nhắc lại chứ có nhiều bạn có thể quên, trong đầu tư cái cần là duy lý, tâm lý vững, chứ cũng không cần IQ cao :) hay đúng/sai trong các tranh luận :).
Phần này dành riêng cho các bạn hay Trade
Các bạn có một thời gian Trade rồi thì một cách tự nhiên sẽ tự tìm đến margin hay leverage, gọi là giao dịch ký quỹ hay dùng đòn bẩy. Như tên gọi, nó giúp nhà đầu tư tăng khả năng vốn của mình lên, có thể vài lần, có thể chục lần hoặc trăm lần.
Ví dụ tài khoản có 100tr, nhưng leverage có thể lên 300tr, 500tr hay thậm chí 1 tỷ.
Việc dùng margin là con dao 02 lưỡi, nó khuếch đại tỷ suất lợi nhuận thì nó cũng làm thê thảm hơn khi lỗ. Chưa kể trong việc dùng margin, có quy định margin call và forced selling.
Trong margin trading, có các khái niệm là giá trị của tài khoản (account value), giá trị vay (margin loan) và tỷ lệ duy trì margin yêu cầu (MMR). Công thức sẽ là: Account value = margin loan ÷ (1-MMR)
Tỷ lệ MMR thường là 25%, nhưng cũng có thể cao hơn.
Ví dụ một công ty chứng khoán quy định cho vay tối đa 100% tài sản sản đảm bảo. Ví dụ có 100tr tiền mặt, thì có thể vay tối đa 100tr để mua 2000cp có giá 100k/cp
Khi nào thì bị margin call ? Khi MMR thấp hơn yêu cầu. Nếu MMR trong trường hợp này là 25% thì nếu giá trị tài khoản bị tụt xuống mức:
Account value = margin loan ÷ (1-MMR) thì AV = 100tr÷ 0,75 = 133,33tr, tương ứng giá cổ phiếu là 66,66k.
Nếu giá cổ phiếu từ 100k xuống còn 66k, thì giá trị tài khoản lúc này là 132tr, bị margin call 1,33tr.
Trong trường hợp này, nhà đầu tư phải hoặc;
- Nạp thêm tiền vào tài khoản, 1,33tr
- Nếu có cổ phiếu đảm bảo từ tài khoản khác thì chuyển sang, giá trị 1,33tr (cái này ít có)
- Bán bớt cổ phiếu để giảm margin loan, đảm bảo MMR >= 0,25. Muốn vậy cần giảm (100-132tr*0,75) = 1tr, tương ứng khoảng 15,15 cổ phiếu ở mức 66k, nhưn phải bán tròn số ít nhất là 16 :)
Ở VN nhiều người ra đê ở là do call margin đó Thầy. Phải biết dừng đúng lúc thì margin sẽ là một công cụ tốt, vì trên thị trường các sự kiện thiên nga đen xảy ra thường xuyên, quan trọng nhất vẫn quy về quản trị rủi ro
Trả lờiXóaừ, cái khó nhất là kỷ luật với chính mình !
XóaLàm thêm bài phần 4 nữa đi ạ TS CNG <3
Trả lờiXóanên thêm phần gì ta ?
Xóa