Nhắc đến rượu Pháp, có lẽ nhiều người nghĩ nay đến vang Bordeaux. Nhưng đất nước hình lục lăng này, bên cạnh những vùng rượu vang nổi tiếng, còn có những loại rượu ngon khác, mà tên gọi cũng là tên vùng đất, như Champagne, Cognac và Armagnac. Khi lợi thế kinh tế theo quy mô được áp dụng trong tất cả các ngành nghề, thì sản xuất rượu gia truyền theo quy mô gia đình ở Pháp, là câu chuyện mà những ai quan tâm, sẽ thấy được sự son sắt, thầm lặng và mong manh.
Tại Pháp, Ý, Thụy Sỹ và Đức, mô hình doanh nghiệp gia đình rất phổ biến, và truyền thống gia đình có thể kéo dài qua nhiều thế hệ, đến hàng trăm năm. Khi đến với triển lãm của các nhà sản xuất rượu nho độc lập năm nay ở Porte de Versailles (Paris), không như những năm trước, người viết đã tìm hiểu thêm về câu chuyện giữ nghề và truyền nghề, và có được một số câu trả lời cho câu hỏi ở trên.
Để giữ được nghề, trước hết cần có bí quyết hay sở trường (know-how). Điều giữ được khách hàng và có thêm khách hàng mới của những gia đình này là gu riêng biệt của sản phẩm, từ vùng đất, loại nho, cây nho và đặc biệt là cách ủ và chưng cất rượu. Với những gia đình giữ nghề qua nhiều thế hệ, họ nhất định giữ phong cách riêng của mình, không chạy theo gu của thị trường, mặc dù có những đề nghị thay đổi để phù hợp với gu của những thị trường quốc tế có nhu cầu lớn.
Tiếp đến, việc kinh doanh có thể duy trì lâu dài là nhờ ở những khách hàng trung thành. Đối với những nhà sản xuất rượu nho độc lập của Pháp, phần lớn khách hàng của họ là mối quen. Những khách hàng này thường đến tận nơi để mua, đặt hàng qua điện thoại, hay đến những triển lãm. Có được điều này, có lẽ là nhờ ở một điểm mạnh trong văn hóa của người châu Âu, khi họ rất thích và đánh giá cao những giá trị riêng biệt, cá nhân hóa, và đặc biệt khi họ thấy có nhiều công sức, tình cảm của người sản xuất trong sản phẩm. Đối với những khách hàng này, người làm rượu cũng là những nghệ nhân.
Cuối cùng, để truyền được nghề, cần có được thành viên trong gia đình tiếp nối với tình yêu và sự đam mê. Trong các gia đình này, việc tiếp nối không bao giờ là sự bắt buộc hay cưỡng ép. Tình yêu và đam mê với nghề được truyền dần dần qua nhiều năm, khi thế hệ sau được cùng lao động trên cánh đồng nho, trong kho ủ và trong hầm rượu. Ngoài những giá trị về kinh tế, thì giá trị về truyền thống gia đình, lịch sử của cánh đồng, gốc nho, thùng rượu, hầm rượu cũng như ghi nhận của khách hàng là những khuyến khích mạnh mẽ để thế hệ sau nối tiếp truyền thống của gia đình.
Dù nhiều gia đình vẫn tiếp tục nghề sản xuất rượu nho (Hiệp hội các nhà sản xuất rượu nho độc lập ở Pháp có khoảng 7.000 hội viên), sự son sắt, thầm lặng với nghề của họ cũng bị không ít thách thức. Trước hết là áp lực của các nhà sản xuất lớn cùng ngành hay các đại siêu thị. Vì quy mô gia đình nên giá trị doanh nghiệp thường không lớn, một hộ gia đình nhiều khi có doanh thu chỉ khoảng 150.000 euro/năm, nên họ thường bị các doanh nghiệp lớn dòm ngó để thâu tóm, thậm chí có cả các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà sản xuất lớn không chỉ nhắm đến hầm rượu của các gia đình có giá trị hàng trăm năm, mà còn là các gốc nho quý, lâu đời.
Thách thức khác là có được người trong gia đình kế thừa. Gia đình Cartais-Lamaure, nổi tiếng với thương hiệu Cognac “La Grange du Bois”, có lịch sử từ năm 1727, may mắn có người kế nghiệp là cậu con trai Pierre. Dù đã hoàn thành chương trình cử nhân Văn chương cổ điển, chàng trai trẻ này đã quyết định tiếp nối truyền thống của gia đình. Nhưng với gia đình Minier ở vùng Lunay, cách Paris khoảng 200 cây số về hướng Tây Nam thì khác. Ở triển lãm, cả hai anh em dù gần 80 tuổi, nhưng vẫn vui vẻ giới thiệu các sản phẩm của gia đình mình. Có lẽ nghề gia truyền sau năm thế hệ sẽ dừng lại ở thế hệ của họ, vì không có người tiếp nối. Người chủ mới có thể giữ lại thương hiệu, nhưng điều này là rất mong manh.
Ngoài ra, với nguồn lực hạn chế, các gia đình này rất ít sử dụng các công cụ tiếp thị hiện đại hay ứng dụng của số hóa. Trong khi, nhóm khách hàng thế hệ Y, là nhóm có khả năng chi tiêu nhiều nhất, đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các cách tiếp cận qua công nghệ. Việc tham gia vào Hội các nhà sản xuất rượu nho độc lập và các lần triển lãm có thể giúp phần nào đưa thương hiệu đến người tiêu dùng, nhưng để thu hút lượng khách hàng mới, vừa trẻ vừa trung thành, nhằm thay thế lượng khách cũ đã già đi thì sẽ rất khó khăn khi không tận dụng các thế mạnh của Internet và công nghệ.
Người Pháp nói chung rất thích những sản phẩm mang tính cá biệt, thủ công. Vì vậy rượu được sản xuất bởi những hộ gia đình có đặc trưng riêng về vùng đất, giống nho, cách sản xuất, ngay cả đóng chai, luôn có được sự ủng hộ. Nhiều áp lực buộc các hộ sản xuất này phải thay đổi cách thức sản xuất (theo gu thị trường) hay tiếp thị, hay tìm được người tiếp nối, nhưng chắc rằng họ sẽ kiên định với những giá trị riêng, dù nhiều khả năng thất bại. Nếu phỏng vấn thêm nhiều người nữa, chắc người viết cũng sẽ nhận được câu trả lời “Que sera sera - chuyện gì tới sẽ tới”.
Để giữ được nghề, trước hết cần có bí quyết hay sở trường (know-how). Điều giữ được khách hàng và có thêm khách hàng mới của những gia đình này là gu riêng biệt của sản phẩm, từ vùng đất, loại nho, cây nho và đặc biệt là cách ủ và chưng cất rượu. Với những gia đình giữ nghề qua nhiều thế hệ, họ nhất định giữ phong cách riêng của mình, không chạy theo gu của thị trường, mặc dù có những đề nghị thay đổi để phù hợp với gu của những thị trường quốc tế có nhu cầu lớn.
Tiếp đến, việc kinh doanh có thể duy trì lâu dài là nhờ ở những khách hàng trung thành. Đối với những nhà sản xuất rượu nho độc lập của Pháp, phần lớn khách hàng của họ là mối quen. Những khách hàng này thường đến tận nơi để mua, đặt hàng qua điện thoại, hay đến những triển lãm. Có được điều này, có lẽ là nhờ ở một điểm mạnh trong văn hóa của người châu Âu, khi họ rất thích và đánh giá cao những giá trị riêng biệt, cá nhân hóa, và đặc biệt khi họ thấy có nhiều công sức, tình cảm của người sản xuất trong sản phẩm. Đối với những khách hàng này, người làm rượu cũng là những nghệ nhân.
Cuối cùng, để truyền được nghề, cần có được thành viên trong gia đình tiếp nối với tình yêu và sự đam mê. Trong các gia đình này, việc tiếp nối không bao giờ là sự bắt buộc hay cưỡng ép. Tình yêu và đam mê với nghề được truyền dần dần qua nhiều năm, khi thế hệ sau được cùng lao động trên cánh đồng nho, trong kho ủ và trong hầm rượu. Ngoài những giá trị về kinh tế, thì giá trị về truyền thống gia đình, lịch sử của cánh đồng, gốc nho, thùng rượu, hầm rượu cũng như ghi nhận của khách hàng là những khuyến khích mạnh mẽ để thế hệ sau nối tiếp truyền thống của gia đình.
Dù nhiều gia đình vẫn tiếp tục nghề sản xuất rượu nho (Hiệp hội các nhà sản xuất rượu nho độc lập ở Pháp có khoảng 7.000 hội viên), sự son sắt, thầm lặng với nghề của họ cũng bị không ít thách thức. Trước hết là áp lực của các nhà sản xuất lớn cùng ngành hay các đại siêu thị. Vì quy mô gia đình nên giá trị doanh nghiệp thường không lớn, một hộ gia đình nhiều khi có doanh thu chỉ khoảng 150.000 euro/năm, nên họ thường bị các doanh nghiệp lớn dòm ngó để thâu tóm, thậm chí có cả các nhà đầu tư nước ngoài. Các nhà sản xuất lớn không chỉ nhắm đến hầm rượu của các gia đình có giá trị hàng trăm năm, mà còn là các gốc nho quý, lâu đời.
Thách thức khác là có được người trong gia đình kế thừa. Gia đình Cartais-Lamaure, nổi tiếng với thương hiệu Cognac “La Grange du Bois”, có lịch sử từ năm 1727, may mắn có người kế nghiệp là cậu con trai Pierre. Dù đã hoàn thành chương trình cử nhân Văn chương cổ điển, chàng trai trẻ này đã quyết định tiếp nối truyền thống của gia đình. Nhưng với gia đình Minier ở vùng Lunay, cách Paris khoảng 200 cây số về hướng Tây Nam thì khác. Ở triển lãm, cả hai anh em dù gần 80 tuổi, nhưng vẫn vui vẻ giới thiệu các sản phẩm của gia đình mình. Có lẽ nghề gia truyền sau năm thế hệ sẽ dừng lại ở thế hệ của họ, vì không có người tiếp nối. Người chủ mới có thể giữ lại thương hiệu, nhưng điều này là rất mong manh.
Ngoài ra, với nguồn lực hạn chế, các gia đình này rất ít sử dụng các công cụ tiếp thị hiện đại hay ứng dụng của số hóa. Trong khi, nhóm khách hàng thế hệ Y, là nhóm có khả năng chi tiêu nhiều nhất, đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các cách tiếp cận qua công nghệ. Việc tham gia vào Hội các nhà sản xuất rượu nho độc lập và các lần triển lãm có thể giúp phần nào đưa thương hiệu đến người tiêu dùng, nhưng để thu hút lượng khách hàng mới, vừa trẻ vừa trung thành, nhằm thay thế lượng khách cũ đã già đi thì sẽ rất khó khăn khi không tận dụng các thế mạnh của Internet và công nghệ.
Người Pháp nói chung rất thích những sản phẩm mang tính cá biệt, thủ công. Vì vậy rượu được sản xuất bởi những hộ gia đình có đặc trưng riêng về vùng đất, giống nho, cách sản xuất, ngay cả đóng chai, luôn có được sự ủng hộ. Nhiều áp lực buộc các hộ sản xuất này phải thay đổi cách thức sản xuất (theo gu thị trường) hay tiếp thị, hay tìm được người tiếp nối, nhưng chắc rằng họ sẽ kiên định với những giá trị riêng, dù nhiều khả năng thất bại. Nếu phỏng vấn thêm nhiều người nữa, chắc người viết cũng sẽ nhận được câu trả lời “Que sera sera - chuyện gì tới sẽ tới”.
Anh có thể chia sẻ về giá bán ra của những loại rượu mang tính cá biệt, thủ công này được không ạ? Cảm ơn anh!
Trả lờiXóatùy loại nữa, là vang, champagne, hay cognac, armagnac. Vang thì bên này 10-15eur là uống ngon rồi. còn loại đắt thì vô cùng, có thể vài ngàn, vài chục ngàn.
Trả lờiXóaCognac thì tầm 80-100 là ngon. Về VN thêm thuế thì đắt hơn, với lại có những loại ngon nhưng ở VN chưa biết.
Bạn nghe podcast mới về rượu Pháp nếu chưa nghen.
https://anchor.fm/changngocgia/episodes/Khm-Ph-Ru-Php-et7n55
CNG có biết các sản phẩm như thế này ở VN chỗ nào bán không ạ? E muốn mua mà không biết chỗ nào?
Trả lờiXóaỞ VN thì mình chịu. Thường họ sản xuất cũng ít lắm. Nếu có thì ở Hanoi chắc dễ tìm hơn.
XóaDạ.Cảm ơn anh
Xóa