Trên nhiều diễn đàn và mạng xã hội, ở Việt nam dường như chia rõ 2 môn phái đầu tư: chứng khoán và bất động sản. Và môn phái nào cũng cho rằng mình ưu việt hơn. Nhưng đầu tư có như tình yêu và hôn nhân, mỗi lúc chỉ được chọn 1 và chỉ 1 mà thôi?
Căn hộ-Văn phòng ở Paris
Chứng khoán vs. Bất động sản?
Chứng khoán (ở đây ý chỉ cổ phiếu, trái phiếu) và bất động sản là 2 lớp tài sản quan trọng nhất đối với các cá nhân và hộ gia đình. Trên khắp thế giới này, sự giàu có chủ yếu được thể hiện qua giá trị nắm giữ chúng, và người càng giàu, tỷ lệ này càng cao. Những tỷ phú trong danh sách Forbes được xếp hạng hầu như là dựa vào lượng cổ phiếu họ nắm giữ, dù bên cạnh đó họ cũng nắm nhiều bất động sản giá trị.
Tài sản sản nào cũng có mức độ rủi ro nhất định. Vì cứ không phải nhà đất là an toàn và giá chỉ có đi lên. Thị trường nhà đất ở nhiều nước lên xuống là bình thường, bong bóng rồi xì vì chính phủ phải kiểm soát rủi ro hệ thống và giảm bất bình đẳng trong xã hội. Ở Việt Nam, ngoại trừ những thành phố lớn, nơi thu hút nhiều lao động thì giá luôn có xu hướng lên, dù có những lúc bị đóng băng, vì thu nhập trung bình của người dân còn tăng theo thời gian. Nhưng đó là trên bình diện chung. Riêng lẻ vẫn có những dự án bị dính đến quy hoạch, rủi ro pháp lý và không ít nhà đầu tư đã ngậm đắng nuốt cay.
Ở giai đoạn này, giá nhà đất ở 2 thành phố lớn nhất nước khá cao so với thu nhập, trong nhóm hàng đầu thế giới, nhưng có 1 điều ít người để ý đến là phân phối thu nhập, số liệu thống kê thì chỉ lấy số trung bình. Ở các địa phương thì rủi ro ro nhiều hơn khi tính theo các chỉ số định giá như giá so với thu nhập hay giá so với giá thuê, và biến động nhiều theo các cơn sốt đất. Tuy vậy, ở những khu trung tâm huyện thị nếu không quá nóng thì vẫn còn cơ hội tốt trong dài hạn.
Với chứng khoán mà chủ yếu là cổ phiếu cũng vậy. Chỉ số chung của thị trường VNIndex lên nhưng có những cổ phiếu đi xuống và ngược lại, không loại trừ cả những cổ phiếu bluechip trong rổ VN30. Chỉ trong vòng hơn 6 tháng cuối năm 2020, chỉ số VNIndex đã tăng hơn 100%, nhiều cổ phiếu tăng từ đáy lên 2, 3 lần.
Với những người rất rạch ròi, chỉ yêu nhà đất thì dễ, chưa đủ thì tích lũy dần. Nhưng với những ai yêu cả hai và có số vốn lưng chừng thì tìm câu trả lời quả là “vượt qua chính mình”. Cầm số vốn khoảng chừng vài trăm triệu thì quá khó để đầu tư nhà đất. Chưa biết gì về chứng khoán mà bỏ vào chứng khoán hết thì cũng cầm không yên tâm.
Chứng khoán (ở đây ý chỉ cổ phiếu, trái phiếu) và bất động sản là 2 lớp tài sản quan trọng nhất đối với các cá nhân và hộ gia đình. Trên khắp thế giới này, sự giàu có chủ yếu được thể hiện qua giá trị nắm giữ chúng, và người càng giàu, tỷ lệ này càng cao. Những tỷ phú trong danh sách Forbes được xếp hạng hầu như là dựa vào lượng cổ phiếu họ nắm giữ, dù bên cạnh đó họ cũng nắm nhiều bất động sản giá trị.
Tài sản sản nào cũng có mức độ rủi ro nhất định. Vì cứ không phải nhà đất là an toàn và giá chỉ có đi lên. Thị trường nhà đất ở nhiều nước lên xuống là bình thường, bong bóng rồi xì vì chính phủ phải kiểm soát rủi ro hệ thống và giảm bất bình đẳng trong xã hội. Ở Việt Nam, ngoại trừ những thành phố lớn, nơi thu hút nhiều lao động thì giá luôn có xu hướng lên, dù có những lúc bị đóng băng, vì thu nhập trung bình của người dân còn tăng theo thời gian. Nhưng đó là trên bình diện chung. Riêng lẻ vẫn có những dự án bị dính đến quy hoạch, rủi ro pháp lý và không ít nhà đầu tư đã ngậm đắng nuốt cay.
Ở giai đoạn này, giá nhà đất ở 2 thành phố lớn nhất nước khá cao so với thu nhập, trong nhóm hàng đầu thế giới, nhưng có 1 điều ít người để ý đến là phân phối thu nhập, số liệu thống kê thì chỉ lấy số trung bình. Ở các địa phương thì rủi ro ro nhiều hơn khi tính theo các chỉ số định giá như giá so với thu nhập hay giá so với giá thuê, và biến động nhiều theo các cơn sốt đất. Tuy vậy, ở những khu trung tâm huyện thị nếu không quá nóng thì vẫn còn cơ hội tốt trong dài hạn.
Với chứng khoán mà chủ yếu là cổ phiếu cũng vậy. Chỉ số chung của thị trường VNIndex lên nhưng có những cổ phiếu đi xuống và ngược lại, không loại trừ cả những cổ phiếu bluechip trong rổ VN30. Chỉ trong vòng hơn 6 tháng cuối năm 2020, chỉ số VNIndex đã tăng hơn 100%, nhiều cổ phiếu tăng từ đáy lên 2, 3 lần.
Với những người rất rạch ròi, chỉ yêu nhà đất thì dễ, chưa đủ thì tích lũy dần. Nhưng với những ai yêu cả hai và có số vốn lưng chừng thì tìm câu trả lời quả là “vượt qua chính mình”. Cầm số vốn khoảng chừng vài trăm triệu thì quá khó để đầu tư nhà đất. Chưa biết gì về chứng khoán mà bỏ vào chứng khoán hết thì cũng cầm không yên tâm.
Vậy có cách nào “cho vừa lòng em”?
Như ở Pháp chẳng hạn, có một loại hình đầu tư bất động sản hữu hình có biệt danh là “pierre-papier” aka. “đá-giấy”, tức là sở hữu nhà thật trên giấy tờ. Đây là các quỹ đầu tư công chúng (public), đầu tư vào các bất động sản hữu hình như trung tâm thương mại, văn phòng, nhà cho thuê, bệnh viện, nhà dưỡng lão, trường mẫu giáo, khu công nghiệp, kho bãi v.v.. chứ không phải cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản.
Nhà đầu tư không cần sở hữu một lượng vốn lớn, có thể tích lũy theo thời gian, và nhận “cổ tức” là tiền thuê định kỳ hay gộp vào vốn gốc để tạo lập tài sản lớn sau này. Có 2 loại hình có hiệu quả đầu tư ổn định và thu hút nhiều nhà đầu tư là vào lĩnh vực sức khỏe và giáo dục. Ở Việt Nam cũng đã có quỹ đầu tư bất động sản dành cho công chúng nhưng hình như chưa có quỹ đầu tư chỉ chuyên về bất động sản hữu hình. Với những người vừa thích “giấy tờ có giá”, vừa thích bất động sản, và vốn hạn chế thì đây là một giải pháp rất phù hợp. Tuy nhiên, để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư thì cần giám sát chặt chẽ hoạt động của các quỹ dạng này, về trách nhiệm công bố thông tin, minh bạch, và hiệu quả.
Và chúng ta cũng cần luôn nhớ rằng, đầu tư luôn ẩn chứa rủi ro (mà không đầu tư thì lạm phát nó bào mòn, 😂)
Như ở Pháp chẳng hạn, có một loại hình đầu tư bất động sản hữu hình có biệt danh là “pierre-papier” aka. “đá-giấy”, tức là sở hữu nhà thật trên giấy tờ. Đây là các quỹ đầu tư công chúng (public), đầu tư vào các bất động sản hữu hình như trung tâm thương mại, văn phòng, nhà cho thuê, bệnh viện, nhà dưỡng lão, trường mẫu giáo, khu công nghiệp, kho bãi v.v.. chứ không phải cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản.
Nhà đầu tư không cần sở hữu một lượng vốn lớn, có thể tích lũy theo thời gian, và nhận “cổ tức” là tiền thuê định kỳ hay gộp vào vốn gốc để tạo lập tài sản lớn sau này. Có 2 loại hình có hiệu quả đầu tư ổn định và thu hút nhiều nhà đầu tư là vào lĩnh vực sức khỏe và giáo dục. Ở Việt Nam cũng đã có quỹ đầu tư bất động sản dành cho công chúng nhưng hình như chưa có quỹ đầu tư chỉ chuyên về bất động sản hữu hình. Với những người vừa thích “giấy tờ có giá”, vừa thích bất động sản, và vốn hạn chế thì đây là một giải pháp rất phù hợp. Tuy nhiên, để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư thì cần giám sát chặt chẽ hoạt động của các quỹ dạng này, về trách nhiệm công bố thông tin, minh bạch, và hiệu quả.
Và chúng ta cũng cần luôn nhớ rằng, đầu tư luôn ẩn chứa rủi ro (mà không đầu tư thì lạm phát nó bào mòn, 😂)
Cảm ơn anh đã dành thời gian chia sẻ ạ! Em rất ít khi comment mà hay tàu ngầm thôi. Nhưng riêng với các bài viết của anh (và cả các postcard) đem lại cảm giác gần gũi và cũng chứa đựng nhiều thông tin bổ ích cho người đọc. Cá nhân em thấy việc đầu tư bất động sản tại Việt Nam đúng là dành cho người đã có số vốn kha khá. Thực tế là có rất nhiều người giàu lên nhờ "lướt sóng" bất động sản, vừa mua xong đã có môi giới mời gọi "sang tay" với chênh lệnh "vài giá". Em biết ai cũng muốn kiếm tiền (và mong kiếm tiền một cách dễ dàng), nhưng với kiểu "lướt sóng" như vậy em cảm thấy việc làm giàu từ nó thực sự chưa mang nhiều giá trị cho xã hội và có thể làm phân hóa thêm giàu nghèo. Em luôn trân trọng những giá trị đóng góp đích thực từ trí tuệ và những lao động chân chính, tạo thêm được lợi ích cho nhiều người. Đôi dòng muốn chia sẻ cùng anh ạ. Mong anh luôn có những bài viết dễ hiểu dễ đọc, gần gũi, có sự hóm hỉnh riêng để mang kiến thức về tài chính và đầu tư đến với mọi người, cũng như để "truyền cảm hứng" trong việc tìm hiểu và "thực hành" về lĩnh vực này! Chúc anh một ngày vui vẻ!
Trả lờiXóaAnh cảm ơn em. Ngày càng có nhiều người suy nghĩ và hành động như em thì người dân, đất nước Việt Nam mình sẽ sớm thịnh vượng, bền vững. Anh rất vui khi nhận được những comment như thế này, như 1 liều vitamin.
Trả lờiXóaÀ, podcast chứ không phải postcard nha :). Anh không giỏi thiết kế/làm bưu thiếp :).
Dạ vâng anh, chắc do "lần đầu" comment nên có tí hồi hộp 😄. Cứ nghĩ anh Ngốc cái gì cũng biết cơ ahihi 😃
Xóahihi, biết nhưng có những cái không giỏi hay không đẹp :).
XóaCảm ơn anh đã chia sẻ thêm 1 loại hình đầu tư, đúng thứ em tìm.
Trả lờiXóaHiện tại em chỉ thấy mỗi TCB có quỹ đầu tư bds đang hoạt động, và cũng chỉ đầu tư kênh trái phiếu, tiền gởi, và với danh mục ck VIC, NLG.
DC thì đang triên khai, VNCapital thì đã đóng quỹ đầu tư bds.
Không biết em có bỏ sót qua chỗ nào không ?
Ở VN anh cũng chỉ biết có TCB. Nhưng ở các nước có quỹ 100% là bất động sản cụ thể, ko phải cổ phiếu doanh nghiệp bđs. Hy vọng VN phát triển cái này, anh nghĩ nhu cầu sẽ nhiều.
Xóa