Việc hủy niêm yết bắt buộc một doanh nghiệp nào đó trên sàn chứng khoán được xem như là biện pháp thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém. Nhưng để đến giai đoạn hết thuốc chữa này thì là quá trễ, và do đó các nhà đầu tư cần hết sức quan tâm đến những dấu hiệu cảnh báo trước đó. Không những vậy, một số dấu hiệu cảnh báo sẽ giúp nhà đầu tư tránh được những doanh nghiệp zombie trên sàn.
Cảnh báo từ thị trường
Một điểm khác biệt quan trọng giữa các doanh nghiệp niêm yết và không niêm yết là việc minh bạch báo cáo tài chính và tuân thủ các quy định về công bố thông tin. Đây cũng là nguyên nhân có những doanh nghiệp sau một thời gian niêm yết, lại tự nguyện không muốn niêm yết nữa khi có một cổ đông lớn thâu tóm được doanh nghiệp và không có nhu cầu kêu gọi vốn đại chúng.
18 thg 9, 2022
30 thg 8, 2022
Nỗi buồn đồng EUR
Từ giữa năm 2021, đồng EUR bắt đầu mất giá so với đồng USD và mức trượt càng sâu khi chiến sự bắt đầu diễn ra ở Ukraine. Đồng EUR những ngày gần đây còn bị mất “parity” với đồng USD khiến cho những ai có liên quan đến đồng tiền chung này đều lo lắng.
10 thg 8, 2022
THỐNG KÊ CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN, CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ, QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Theo dữ liệu của Ủy ban Chứng khoán, lúc này (10-08-2022) thị trường Việt nam có:
- 105 công ty chứng khoán trong đó 88 công ty ở trạng thái "hoạt động"; 72 công ty được cung cấp dịch vụ chứng khoán trực tuyến
- 49 công ty quản lý quỹ trong đó 44 công ty ở trạng thái "hoạt động"
- 74 quỹ đầu tư chứng khoán trong đó 61 ở trạng thái "đang hoạt động"
Danh sách chi tiết TẢI VỀ
9 thg 8, 2022
HƯỚNG CẢI CÁCH NÀO CHO THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN?
Đứng ở góc độ ngân sách nhà nước, thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một nguồn thu quan trọng của nhiều quốc gia. Theo sự thay đổi của môi trường kinh tế xã hội thì chính sách thuế này cũng thay đổi để hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng và cân đối ngân sách của chính phủ. Cũng như nhiều nền kinh tế đang phát triển hay có thu nhập thấp khác, Việt Nam cũng đang đối mặt với yêu cầu khách quan là phải cải cách sớm và nhanh chính sách thuế TNCN. Và kinh nghiệm ở nhiều nơi cho thấy việc cải cách phải cân nhắc nhiều khía cạnh khác nhau.
3 thg 7, 2022
MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG NỬA CUỐI NĂM 2022
Theo báo cáo mới đây của bộ phận nghiên cứu VCBS thì những yếu tố sau sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và giá cổ phiếu các ngân hàng:
- Nhu cầu tín dụng tiếp tục duy trì, ước tính cả năm là 14-16%, gói hỗ trợ lãi suất 2% với dư nợ 2 triệu tỷ đồng có vai trò đáng kể.
- NIM (Net Interest Margin) sẽ trông chờ vào bán lẻ và tài chính tiêu dùng
- CASA (Current Account Savings Account) tăng chậm lại
- Thu nhập ngoài lãi tiếp tục tăng tốt.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, dự báo chỉ khoảng 2,9-3% trong năm 2022 thì quý IV/2022 và 2023 sẽ khó cho Việt nam mình.
Hoặc là phân tán nỗi đau bớt cho 2022 (tăng trưởng chậm lại), hoặc chuyển sang 2023.
Kinh tế dù thế nào, thì bank VN cũng chỉ có 2 cửa: lời ít hay lời nhiều.
Suy thoái hay khủng hoảng, với nhiều bankers (là chủ nhà băng, không phải nhân viên) đó là cơ hội 1102.
Gửi các bạn báo cáo của VCBS, nguồn từ Wichart
và so sánh của VCB với các peers khác, nguồn Eikon
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)