4 thg 2, 2023

Cùng Win-Win

Bạn mến,

Như bạn cũng biết, bên cạnh công việc giảng dạy/nghiên cứu Tài chính thì Chàng-Ngốc-Già có làm cố vấn cho một số doanh nghiệp, dự án. Đã có bạn hỏi: thời gian đâu mà anh/chú làm nhiều việc vậy? Đó là bạn chưa biết có những người năng suất còn gấp vài lần, chục lần mình.

Khi bạn làm việc gì đó kết hợp được sở trường và sở thích thì thì bạn sẽ thấy quỹ thời gian tự nhiên “nhiều hơn”. Tuy vậy cũng cần nói thêm rằng chuyện quản lý thời gian, ủy thác bớt việc là điều cũng quan trọng.

Nhưng dù gì thì quỹ thời gian của ai cũng có giới hạn. Và như nhiều người khác mình phải có sự ưu tiên và chọn lựa, phải biết nói “Xin lỗi, mình không thể”.

Ưu tiên lúc này của mình là gia đình, và những việc vừa đem lại thu nhập đúng sở trường sở thích. Có những việc/dự án có thu nhập tốt nhưng không thoải mái thì mình cũng từ chối.

Vì vậy, bên cạnh công việc chính mình có làm thêm:

  1. Mở các khóa ngắn hạn: Đầu tư, Phân tích chứng khoán, Tài sản số (Crypto)
  2. Cung cấp dịch vụ ‘’Kiểm tra sức khỏe’’ danh mục đầu tư
  3. Cung cấp dịch vụ tham vấn về tài chính cá nhân, phát triển nghề nghiệp, học hành.

Để biết thêm thông tin, vui lòng liên lạc qua email: lienlac@changngocgia.com

https://prime.changngocgia.com/c/thongbao/

Mến chúc bạn ngày càng khỏe hơn về mọi mặt.

CNG.



19 thg 11, 2022

Bộ Lọc Để Khơi Thông Dòng Vốn

Thị trường chứng khoán và bất động sản của Việt Nam đang trải qua một giai đoạn khó khăn và căng thẳng vì dòng vốn bị tắc nghẽn. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì hệ lụy sẽ là rất lớn cho nên phải khẩn trương tìm các giải pháp khơi thông. Nhưng khơi thông như thế nào? Có nên hỗ trợ ngành bất động sản bằng mọi giá?

Như diều gặp gió và khó khăn tạm thời

Chỉ số giá cổ phiếu của ngành quản lý và phát triển bất động sản (BĐS) từ tháng 5/2020 đến tháng 1/2022 đã tăng 150%. Giá cổ phiếu tăng nóng cùng với giá bất động sản tăng đã tạo nên các khoản lợi nhuận rất lớn cho nhiều doanh nghiệp và cổ đông trong năm 2021. Có những doanh nghiệp công bố lợi nhuận ròng của năm 2021 cả ngàn tỷ đồng, cá biệt có doanh nghiệp lên gần 40 ngàn tỷ đồng. Không những vậy, trước đó trong năm 2020 các doanh nghiệp này cũng đã đạt được mức lợi nhuận ròng mà rất nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mơ ước.

24 thg 10, 2022

Sóng Gió từ Fed

Để chống lại lạm phát, một công cụ phổ biến mà các Ngân hàng Trung ương thường hay dùng là tăng lãi suất. Nhưng với một nền kinh tế có sức ảnh hưởng lớn như Hoa Kỳ thì việc tăng lãi suất liên tục từ tháng 3/2022 và dự kiến còn tăng tiếp cho đến năm sau đã khiến thị trường và nhiều nền kinh tế khác chao đảo. Áp lực về dòng vốn đầu tư rút đi, đồng nội tệ bị mất giá, lạm phát, tăng trưởng chậm lại, và chi phí vay nợ tăng là rất lớn đối với các nền kinh tế mới nổi.

Đưa các nền kinh tế khác vào thế khó

Trong quá khứ, nền kinh tế Hoa Kỳ đã chứng kiến những giai đoạn lãi suất tăng cao như 1977-1980, 2004-2007, 2015-2019 nhưng tăng dồn dập và mạnh trong một thời gian ngắn như giai đoạn hiện nay là một điều hiếm hoi. Kể từ tháng 3/2022, lãi suất điều hành Fed Funds Rate (Effective Rate) đã tăng từ chưa tới 0,08% lên đến 3,08%, nếu tính về số lần tăng thì thật là khủng khiếp.


Ổn Định Bộ Khung, Ổn Định Hệ Thống

Ngày 15-10 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố quyết định kiểm soát đặc biệt ngân hàng SCB để xử lý khủng hoảng ở ngân hàng này. Nhưng hơn hết, đây là giải pháp kịp thời để đảm bảo sự an toàn của cả hệ thống cũng như quyền lợi của người dân và doanh nghiệp có tiền gửi ở các tổ chức tín dụng.

Nhìn sự an toàn, ổn định như nhìn rừng chứ không phải cây

Ngân hàng là một ngành hết sức đặc thù và quan trọng trong nền kinh tế thông qua vai trò trung gian của mình. Nhưng cũng vì vậy mà nó rất nhạy cảm với các tin đồn và đối mặt với rủi ro người gửi tiền rút tiền đồng loạt (bank-run). Trong trường hợp bank-run xảy ra ở một ngân hàng, nó không chỉ gây nguy hiểm cho chính ngân hàng đó mà còn lây nhiễm qua những ngân hàng khác và cả hệ thống. Là bởi vì giữa các ngân hàng thường có mối quan hệ kinh doanh với nhau, và tâm lý lo sợ hoảng loạn của người gửi tiền thậm chí có thể khiến họ rút tiền từ những ngân hàng không có vấn đề gì.

17 thg 10, 2022

Khi Lý Thuyết Không Là Màu Xám (Nobel Kinh tế 2022)

Giải Nobel kinh tế 2022 được trao cho Ben Bernanke, Douglas Diamond, và Philip Dybvig vì những đóng góp của họ trong lĩnh vực nghiên cứu về hệ thống ngân hàng và khủng hoảng tài chính. Thật trùng hợp là lúc này thế giới đang trải qua một giai đoạn khó khăn và có nhiều lo sợ hệ thống kinh tế sẽ bị khủng hoảng khi hệ thống ngân hàng bị đổ vỡ. Tuy vậy, khung lý thuyết đã được kiểm chứng qua hành động của các ngân hàng trung ương, của các chính phủ đã giúp rất nhiều người hiểu ra được vấn đề và từ đó an tâm hơn.

Từ khung lý thuyết đến kiểm chứng

Diamond- Dybvig đã phát triển một mô hình lý thuyết về khủng hoảng ngân hàng, trong đó giải thích lý do cơ bản vì sao ngân hàng tồn tại và vì sao nó lại rất nhạy cảm với các tin đồn về khả năng bị phá sản. Và mô hình này đã trở thành nền tảng cho việc giám sát ngân hàng hiện đại trong các nền kinh tế.